Chấn thương cổ chân là một trong những chấn thương phổ biến và có thể khiến người gặp phải bị suy yếu. Tài liệu này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những cơn đau vùng cổ chân, cũng như những gì nhà trị liệu có thể đem lại. Tuy nhiên, đây không phải là tài liệu hướng dẫn để tự chẩn đoán hoặc tự điều trị. Hãy cùng IRC khám phá bạn nhé.
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây đau cổ chân. Đa phần những cơn đau này đều không nghiêm trọng, nhưng cảm giác đau thường là tín hiệu cảnh báo cho chúng ta. Đôi khi các bệnh lý nghiêm trọng cũng có thể gây đau cổ chân. Khi có vấn đề, bạn cần được thăm khám bởi người có chuyên môn.
HIỂU VỀ GIẢI PHẪU CƠ BẢN
Khớp cổ chân là một khớp hoạt dịch, tức khớp này có một bao xơ dày bao quanh khớp và một lớp màng bên trong chứa dịch. Chất dịch này giúp nuôi dưỡng và bôi trơn khớp mỗi khi chúng ta hoạt động như một bộ giảm xóc.
Các xương của khớp cổ chân gồm xương sên, xương chày và xương mác. Các xương này được cố định chắc chắn vào vị trí bằng các dây chằng để tạo thành khung đỡ có hình dáng giống như một hốc sâu. Các đầu xương được bao phủ bởi lớp sụn trong màu trắng sáng để các xương có thể trượt nhẹ nhàng lên nhau.
Cổ chân chủ yếu cho phép thực hiện các cử động bản lề như gập mu (hướng bàn chân về phía cơ thể), gập lòng (hướng bàn chân ra xa cơ thể) và nghiêng trong (quay bàn chân vào trong). Cổ chân cũng được hỗ trợ và điều khiển bởi nhiều gân cơ đi qua vùng khớp này.
Cổ chân chịu trách nhiệm về nhiều chức năng quan trọng khác nhau bao gồm: hỗ trợ chịu trọng lượng cơ thể/ giữ thăng bằng / hấp thụ sốc/ phản ứng với lực phản ứng mặt đất.
Một số chấn thương cổ chân khác nhau
Vùng cổ chân rất phức tạp và có dày đặc nhiều cấu trúc hỗ trợ. Các vấn đề có thể xảy ra có thể kể tới:
- Rách và bong điểm bám dây chằng
- Thoái hóa gân
- Rách gân
- Viêm khớp, Tổn thương dưới sụn
- Gãy xương, gãy mỏi và bầm xương
- Chèn ép mô mềm
- Stress quá ngưỡng sụn tăng trưởng
- Rách và đụng dập cơ
- Tổn thương thần kinh
Do cổ chân là một khớp phức tạp, nhiều cấu trúc có thể cùng bị ảnh hưởng khi xảy ra chấn thương. Chấn thương cổ chân phổ biến nhất là sprain (bong gân) phức hợp dây chằng bên ngoài.
Nên làm gì khi mới gặp chấn thương cổ chân
Cũng như cách xử trí nhiều chấn thương mô mềm cấp tính (mới xảy ra) khác, các chuyên gia y tế khuyến nghị nên tuân theo các nguyên tắc PEACE & LOVE¹ với mục tiêu chính là đưa ra cách tối ưu hóa quá trình phục hồi của bạn ngay sau khi gặp chấn thương, cũng như cách xử trí chấn thương của mình về dài hạn.
Nếu cảm thấy không chắc chắn về bất kỳ chỉ dẫn nào trong số nêu trên, hãy liên hệ với các đơn vị chăm sóc sức khỏe sau khi gặp chấn thương để bảo đảm được chẩn đoán và xử trí đúng đắn. Quy tắc này không được sử dụng nhằm mục đích thay thế lời khuyên của các đơn vị chăm sóc sức khỏe.
Chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn như thế nào
- Đánh giá toàn diện và chi tiết:
- Đưa ra chẩn đoán hoặc giải thích thay thế nếu chưa có chẩn đoán cụ thể rõ ràng
- Cung cấp lời khuyên về những điều nên và không nên làm
- Ước tính thời gian điều trị
- Trao đổi về các mục tiêu của bạn về vấn đề của bản thân, cũng như mức độ thực tế của chúng
- Một chương trình được thiết kế cá nhân hóa phù hợp với mục tiêu của bạn
- Chuyển tiếp tới các chuyên gia y tế khác có thể hỗ trợ bạn (nếu cần)
Cảnh giác với suy nghĩ “chỉ là bong gân cổ chân thôi”
Bong gân (Sprain) cổ chân là một trong những chấn thương cổ chân phổ biến nhất. Bong gân là tình trạng rách ở một (hoặc nhiều) dây chằng. Có nhiều loại và mức độ bong gân khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và tỷ lệ phần trăm dây chằng bị rách. Rách dây chằng ở mặt ngoài cổ chân phổ biến hơn nhiều do vị trí giải phẫu của các xương quanh cổ chân.
Bong gân thường bị coi nhẹ một cách nguy hiểm, và do đó có thể dẫn đến tình trạng mất vững cổ chân mãn tính. Do vậy không nên lơ là tần suất xảy ra bong gân cổ chân.
Nhìn chung, 40% số bệnh nhân bị bong gân cổ chân ngoài một lần sau đó sẽ phát triển chứng Mất vững Cổ chân Mãn tính (Chronic Ankle Instability – CAI)

Từ đây có thể suy ra 2 điều:
- Tầm quan trọng của chẩn đoán ban đầu: dựa trên đánh giá lâm sàng chi tiết, các nghiệm pháp và chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao có liên quan.
- Tầm quan trọng của việc điều trị sớm chất lượng cao: chỉ 40%các trường hợp bong gân cổ chân được chuyển tới điều trị vật lý trị liệu.
Nếu sau chấn thương, cổ chân không còn “vững” như ban đầu, kèm lỏng dây chằng quá mức, suy giảm khả năng điều khiển cơ (cảm thụ bản thể) và thăng bằng, thì đầu gối, hông và lưng sẽ phải chịu áp lực và bị đòi hỏi làm việc nhiều hơn do những vùng này sẽ cố gắng bù trừ cho khớp cổ chân. Có thể gia tăng nguy cơ chấn thương những vùng này.
Các bài tập đơn giản có thể thử khi gặp vấn đề về cổ chân
Nếu cổ chân của bạn đã hết đau, bạn có thể thử thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà. Tốt nhất bạn nên thử những cách này dưới sự hướng dẫn của nhà vật lý trị liệu trước để giảm nguy cơ gây tăng nặng, cũng như để đảm bảo lựa chọn các bài tập đúng cho các tình trạng riêng của bản thân


Có một điều cần nhớ: hãy luôn tìm kiếm để có những lời khuyên từ khác chuyên gia. IRC là nơi tốt nhất để hướng dẫn điều trị cho bạn. Chúng tôi hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho bạn. Xin hãy chia sẻ cẩm nang này với bất cứ ai mà bạn nghĩ nó sẽ giúp ích cho họ như chính bạn đã trải nghiệm
___
Sứ mệnh của IRC là mang kiến thức và các chuẩn mực quốc tế về y học hiện đại vào thực tiễn thực hành tại Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho tất cả mọi người, những người không chơi cũng như những người chơi thể thao ở mọi trình độ.
Tại IRC, các chuyên gia Phục hồi chức năng Thể thao và bác sĩ Thể thao của chúng tôi sẽ cùng bạn thiết kế một kế hoạch điều trị phù hợp với từng cá nhân, dựa trên kết quả đánh giá của bạn. Bạn sẽ được điều trị toàn diện và tối ưu để có thể trở lại chơi thể thao với phong độ tốt nhất.
IRC mong muốn đạt được điều này thông qua cơ sở vật chất chất lượng, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, các biện pháp can thiệp dựa trên cơ sở khoa học quốc tế (Vật lý trị liệu, Trị liệu bằng tay, Phục hồi chức năng chủ động) cũng như chia sẻ kiến thức với khách hàng.
Được thành lập từ năm 2020, IRC cũng là Đơn vị Vật lý trị liệu cung cấp dịch vụ cho nhiều sự kiện thể thao khác nhau.
(Tài liệu được nghiên cứu và biên soạn bởi Steven Triboulet: Trưởng Ban VLTL – Y Học Thể Thao IRC Hà Nội)
IRC